“Thân em như bát bánh canh
Ăn nhanh đỡ đói để dành chóng thiu
Mấy ai lại thích ăn nhiều
Sắc son em vẫn cố chiều khách ăn
Biết rằng em khó sánh bằng
Bao nhiêu món nước ai săn đón mời
Thế đành sống cảnh "trời quơi”
Bánh canh chả cá chịu đời đắng cay!“
Chả cá Vũng Tàu
Chả cá ở thành phố biển này ngon nổi tiếng bởi được làm từ các loại cá mối, cá thu, cá thửng, cá chuồn, cá cờ… tươi rói, nhưng nguyên liệu ngon nhất vẫn là cá thu, cá mối và cá rựa. Có 2 loại chả cá: hấp và chiên. Người thích ăn chả chiên thì cho rằng nó dậy mùi thơm đặc biệt, người thích ăn chả hấp lại nghiện vị ngọt của nó. Nhưng dù là món nào thì những miếng chả luôn dai, mềm, ngọt và sẽ đậm đà hơn khi bạn chấm thêm một chút nước mắm tỏi ớt đậm đặc.
Miếng chả là nguyên liệu chính của tô bánh canh chả cá. Bên cạnh đó nước lèo ngon cũng rất quan trọng. Để có 1 nồi nước lèo hấp dẫn, mỗi người nấu thường có những công thức hầm riêng. Múc tô bánh canh nghi ngút khói, một ít hành ngò xắt nhỏ, hành củ chẻ sợi, rắc ít tiêu, hành phi… Khách hàng thích ăn chả cá có thể gọi thêm một đĩa chả cá chiên hoặc hấp. Khi ăn hãy vắt vào tô một ít chanh, chút mắm ớt tỏi đậm đặc rồi xì xụp húp.
Quán ăn sáng tại Vũng Tàu
Nếu có dịp ghé thăm thành phố biển Vũng Tàu, quý khách hãy ghé đến quán của chúng tôi - Quán Lạ, số 7 Nguyễn Viết Xuân (gần nhà thờ giáo xứ Hải An - Gioan Baotixita). Hiện tại quán chúng tôi mở cửa từ 5:30 sáng để phục vụ quý khách. Quán Lạ hiện tại chỉ phục vụ món bánh canh chả cá thu (chả cá do quán tự làm - đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm).
Cách thành phố Hồ Chí Minh chỉ 1 tiếng 45 phút, Vũng Tàu là thành phố du lịch và nghỉ dưỡng được nhiều du khách đến nhất ở phía nam. Đến đây du khách không chỉ được hòa mình vào làn nước trong mát của biển xanh, chơi những môn thể thao nước đầy hấp dẫn mà còn được thưởng thức món hải sản và đặc biệt món Bánh canh chả cá nổi tiếng.
Cách làm sợi bánh canh
Cái hấp dẫn của tô bánh canh là ở cái vị nước dùng ngọt đậm đà, sợi bánh canh trắng mịn và nhất là miếng chả cá thơm ngon vừa giòn vừa dai ăn một lần sẽ nhớ mãi. Bánh canh có 3 loại: bánh canh bột gạo, bánh canh bún và bánh canh bột lọc, mỗi loại đều có hương vị đặc sắc riêng biệt.
Cách làm bánh canh bột lọc thì không dùng nilon bóp như bánh canh bột gạo mà cho bột vào một cái nồi đáy rộng, ép bột mỏng ra sau đó đổ nước sôi ngập bột hơn 5cm, đậy lại cho đến khi nguội thì chắt hết nước, dùng tay nhồi lại cho mịn sao cho múc từng ít bột rót xuống thì bột chảy đều, hơi dẻo là được, nếu đặc quá thì phải nhồi thêm với nước sôi. Sau đó, nấu một nồi nước sôi, cho bột vào phễu, rưới tròn đều cho bột chảy vào nồi nước sôi, khi bột trong thì vớt ra thau nước lạnh, rồi để ráo.
Làm sao để chả cá được thơm ngon
Cá để làm chả thường là các loại cá ngon: cá mối, cá thu, cá ảo, cá nhồng, cá chuồn, cá cờ v.v… nhưng ngon nhất để làm chả là cá thu, cá mối, cá ảo. Điều đặc biệt ít người biết đến là nếu làm chả cá từ cá tươi vừa kéo lên sẽ có vị ngọt nhưng không có vị dai, vì vậy thường làm cá tươi cùng với cá để bảo quản trong tủ lạnh 1 ngày để chả cá được độ dai cần thiết.
Chả cá có hai loại chả hấp và chả chiên, có người thích ăn chả chiên vì nó thơm, có người thích ăn chả hấp vì nó ngọt. Dù là chiên hay hấp, chả cá luôn có một vị đặc trưng giống nhau: dai, mềm, ngọt vị cá, đậm đà hơn nếu chấm một chút xíu nước mắm tỏi ớt đậm đặc. Chả cá là nguyên liệu chính của món bánh canh. Cá sau khi đã lóc hết thịt, lấy xương, xương ninh lấy nước, nồi nước ngọt bởi xương cá, nêm gia vị.
Quán ăn sáng tại Vũng Tàu
Còn gì tuyệt vời hơn khi bạn bắt đầu 1 ngày mới với 1 tô bánh tô bánh canh nghi ngút khói, bỏ vào một nhúm chả cá chiên đã xắt thành từng miếng nhỏ, cho vào một ít hành lá, một ít hành củ, rưới thêm tí tiêu, bỏ thêm ít hành phi. Nếu bạn có dịp ghé đến thành phố Vũng Tàu đứng quên thưởng thức 1 tô bánh canh chả cá tại Quán Lạ - nằm gần khu vực vòng xoay Dầu Khí - số 7 Nguyễn Viết Xuân, Phường 8, TP Vũng Tàu
Bánh canh là món ăn rất thông dụng và bình dân của người Việt Nam trên cả 3 miền đất nước, có thể dùng cho bữa ăn sáng, ăn nhẹ buổi chiều hay ăn tối. Không những chỉ người Việt mới yêu thích món này, người nước ngoài yêu thích ẩm thực Việt Nam cũng thấy thích thú. Thậm chí đặt món bánh canh 1 cái tên khá “kêu” là Vietnamese Rice Spaghetti.
Điểm đặc biệt của món bánh canh chả cá
Còn gì hấp dẫn bằng việc thưởng thức 1 tô bánh canh nóng hổi, 1 cục giò heo và 1 vài miếng chả cá chiên giòn rụm trong một ngày mưa. Bánh canh có nhiều loại - bánh canh bột gạo, bánh canh bột lọc, bánh canh xắt…, tùy theo từng loại bánh canh mà có thể kết hợp với những loại thịt hay hải sản khác nhau tạo ra nhiều hương vị đặc trưng cho mỗi vùng miền. Như người miền Tây quen thuộc với tô bánh canh bột gạo xắt nấu cùng với tôm và thịt bằm, người Sài Gòn thì thích hương vị của món bánh canh bột lọc sền sệt với cua hoặc nghẹ hay về miền biển như Nha Trang, Vũng Tàu lại khoái khẩu với món bánh canh chả cá.
Bánh canh chả cá - món ăn bình dân cho mọi người
Nghe rất cầu kỳ, tuy nhiên bánh canh chả cá lại là món ăn hết sức bình dân, người ăn chỉ thưởng thức hết vị ngon của nó khi thưởng thức trong không gian bình dân. Nói như nhiều người dân miền biển, bánh canh không đi kèm với sự xa hoa, thưởng thức món bánh canh phải được ngồi ăn trên những chiếc bàn ghế nho nhỏ, thâm thấp mới “sành điệu”.
Bánh canh là một trong những món nước hiếm hoi của người Việt mà không ăn kèm với rau sống. Thay vào đó là những lát chanh mộng nước và chén nước mắm ớt đỏ au. Nước mắm được pha từ loại nước mắm nhĩ làm hoàn toàn từ cá cơm cùng ớt xay. Chỉ đơn giản vậy thôi nhưng nếu thiếu đi cái vị mặn mặn cay cay này thì tô bánh canh cũng vơi bớt đậm đà.
Quán ăn sáng tại Vũng Tàu
Nếu có dịp ghé thăm thành phố biển Vũng Tàu, quý khách hãy ghé đến quán của chúng tôi - Quán Lạ, 7 Nguyễn Viết Xuân, Phường 8, TP.Vũng Tàu (gần nhà thờ giáo xứ Hải An - Gioan Baotixita). Hiện tại quán chúng tôi mở cửa từ 5:30 sáng để phục vụ quý khách. Quán Lạ hiện tại chỉ phục vụ món bánh canh chả cá thu (chả cá do quán tự làm - đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm).
Rất mong được đón tiếp quý khách trong thời gian tới!
Bánh canh chả cá từ lâu được xem là đặc sản tại các tỉnh miền Trung như Nha Trang, Quy Nhơn hay Phan Thiết. Đối với các fan ẩm thực tại Sài Gòn, để thưởng thức 1 tô bánh canh chả cá đúng chất nhưng ngại đi quá xa thì phải làm sao? Đừng lo, chỉ cần di chuyển về thành phố biển Vũng Tàu là đã có thể thưởng thức món bánh canh chả cá - một trong những món ăn hết sức nổi tiếng ở Thành phố biển Vũng Tàu. Khách du lịch đến đây hầu như cũng phải ăn qua món bánh canh này một lần. Tuy là một món ăn dân giã nhưng bánh canh chả cá đã trở thành một đặc sản được nhiều người biết đến.
Bánh canh chả cá là món ngon và rất dân dã tại Vũng Tàu. Món ăn này hiện xuất hiện ở nhiều nơi, nhưng tô bánh canh chả cá Vũng Tàu luôn có một vị rất riêng. Một tô bánh canh ngon không chỉ có thứ nước lèo ngon ngọt thôi là đủ mà còn phải phụ thuộc vào những miếng chả cá dai mềm, thơm ngon. Chả cá được làm từ các loại cá tươi sống sẽ đem đến cho tô bánh canh hương vị thơm ngon và hấp dẫn hơn.
Các nguyên liệu chính để có một tô bánh canh chả cá gồm: Bánh canh, chả cá và các nguyên liệu kèm thêm gồm hành, tương ớt, nước mắm, ớt, hành phi và chanh. Cá dùng làm chả cá thường là các loại: cá thu, cá mối, cá rựa, cá cờ, cá nhồng, cá chuồn… Đối với chả cá, trước tiên cá tươi sẽ được rửa sạch và nạo lấy thịt. Sau đó, sẽ bỏ thịt cá vừa nạo vào cối, nêm thêm các loại gia vị cùng với hành, tỏi, tiêu, ớt rồi trộn thật kỹ. Khi đã trộn đều sẽ vê lại thành miếng đem chiên.
Bánh canh chả cá là một trong các món ăn sáng bình dân quen thuộc của người Vũng Tàu. Đối với khách du lịch khi có dịp đến Vũng Tàu, ai cũng muốn thử được ăn một lần món này tại Quán Lạ. Bánh canh ở đây là loại bánh canh bột lọc. Bánh canh bột lọc làm bằng bột mì hoặc bột năng, thường được nấu với chả cá và giò heo. Một số nơi còn nấu bánh canh bột lọc với cua. So với bánh canh bột gạo, bánh canh bột lọc có độ trong và dai hơn nên khi ăn có cảm giác đỡ ngán hơn sợi bánh canh bột gạo 100%.
Món bánh canh bột lọc chả cá Vũng Tàu luôn có một vị rất riêng. Tô bánh canh ngon không chỉ có thứ nước dùng ngon ngọt thôi là đủ mà còn phải có những miếng chả cá dai dài, ngon ngọt. Chả cá được làm từ 2 loại cá chính là thu ảo và cá rựa, sau khi quết sẽ được chiên chín cho vào tô bánh canh hương để có vị thơm ngon và hấp dẫn. Khi có khách gọi, chủ quán sẽ chần qua sợi bánh canh mới cho vào bát nước dùng nghi ngút khói, cho vài lát chả cá chiên vào, thêm hành ngò, hành phi, tiêu, có thể vắt vào ít chanh, mắm ớt để bát bánh canh đậm đà hơn.
Chả cá Vũng Tàu có gì đặc biệt?
Chả cá Vũng Tàu được làm từ cá biển tươi. Cá tươi nạo lấy thịt bỏ xương ra, rồi cùng tỏi, tiêu, hành xách nhỏ và gia vị đem vào cối quết đều thật nhuyễn. Công đoạn quết chả phải làm thật thuần thục, càng nhuyễn thì chả cá sau khi chiên sẽ càng dai. Đặc biệt, giai đoạn cuối thì phải quết bằng tay thì chả cá mới có được độ dai giòn. Chả cá sau khi chiên chín thì phải bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, chỉ nên sử dụng trong vòng 1-2 ngày để giữ độ dai tự nhiên và ngọt thanh của cá.
Khi làm chả cá, người ta thường dùng cá mối, cá thu ảo, cá đỏ củ, cá rựa, cá nhồng, cá chai… Nhưng chả cá chiên ngon nhất làm từ cá thu ảo kết hợp với cá rựa. Khi ăn chả luôn có đặc trưng là dai, mềm và ngọt vị cá. Ăn một miếng bánh canh kèm theo miếng chả cá chiên vàng, thơm phức thực khách sẽ cảm nhận được sự hòa quyện. Dù là khách địa phương hay khách du lịch, ai đã từng ăn tô bánh canh chả cá của Quán Lạ đều muốn quay trở lại cùng với bạn bè hay người thân.
Bên cạnh món Bánh canh bột lọc, Chả cá Vũng Tàu có thể được dùng để nấu rất nhiều món đặc sản thơm ngon cho gia đình như: bánh canh, bún chả cá, mì quảng (chả cá chiên), chả cá nướng xả, chả cá xào chua ngọt, rau má trộn chả cá…
Khắp một dải ven biển miền Trung có biết bao nhiêu loại cá thơm ngon, tươi sống. Những thứ cá tươi ngon, mặn mòi ấy được người dân chế biến làm các loại chả, hầm nước dùng kết hợp với sợi bánh canh tạo nên một hương vị đặc trưng, một món ăn để nhớ để thương của miền nắng gió.
Chả cá miền Trung có tiếng thơm ngon bởi đều được làm từ cá tươi đánh bắt từ biển về không qua tẩm ướp bảo quản. Có bao nhiêu loại cá là có bấy nhiêu hương vị chả cá khác nhau. Có thể kể tới như chả cá thu, cá mối, cá rựa, cá thửng, cá chuồn…vừa thơm, dai, mềm, ngọt đậm đà lại mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cao.
Sự kết hợp giữa chả cá với bánh canh làm nên một món ăn rất đặc biệt khiến cho ai ăn một lần cũng khó lòng quên bởi thứ nước dùng không phải là hầm từ xương heo mà được chế biến hoàn toàn từ cá có vị ngọt đậm đà, thứ chả chiên hay hấp dậy mùi và sợ bánh canh vừa to, vừa dày, vừa dai. Một bát chả cá bánh canh khói bốc nghi ngút, ruộm mấy miếng chả màu vàng rói, một ít hành lá xắt nhỏ, hành củ chẻ sợi, rắc ít tiêu nhìn vô cùng hấp dẫn khiến nhìn đã muốn xì xụp.
Với món bánh canh chả cá, pha chế nước dùng là vô cùng quan trọng. Cá biển sau khi đã lóc hết thịt, lấy xương, đem giã nhuyễn xương nấu lấy nước, nồi nước ngọt bởi xương cá, nêm gia vị sao cho vừa ăn đậm đà. Phần thịt cá để chế biến chả, có thể là chả cá hấp hay chả cá chiên, người nghiện mùi thơm đặc biệt thường thích chả cá chiên, người khoái vị ngọt của thịt thường chọn chả cá hấp. Với cả hai loại chả này đều luôn dai, mềm và thơm ngọt.
Để làm chả cá cũng ngốn nhiều công nhưng không cầu kỳ chỉ cần tỷ mẩn và khéo léo làm sạch cá và lọc lấy thịt không dính xương. Đem thịt cá giã nhuyễn tẩm ướt hành, tỏi, hạt tiêu, thì là, gia vị…rồi quyết thật nhuyễn vào nhau, càng nhuyễn thì thịt càng dai, miếng chả càng đậm đà. Thứ thịt giã nhuyễn sẽ được vê lại thành hình tròn để chiên mỡ hoặc hấp chín. Nếu chiên, phải cho dầu ngập chả, để lớp vỏ ngoài rộ lên màu vàng ươm, còn chả hấp thì đến khi gần chín đập vào lòng đỏ trứng gà cho bề mặt có màu vàng trông hấp dẫn hơn.
Một bát bánh canh chả cá được múc ra trong vắt với những sợi bánh canh thanh mảnh, điểm thêm màu vàng của những miếng chả cá chiên, cộng thêm màu xanh của hành ngò, mùi tiêu bốc lên thơm phức, khi ăn có thể vắt một miếng chanh, thêm một ít nước mắm dầm ớt cho đậm đà. Khi ăn phải dùng nóng mới ngon, và phải ăn từ từ mới cảm nhận được cái vị ngọt của cá, mùi cay nồng của tiêu, vị đậm đà của nước dùng chế biến hoàn toàn từ cá tươi sống, cộng thêm những miếng chả cá dai dai mà dẻo…tạo nên một hương vị bánh canh chả cá rất tuyệt.
Bánh canh chả cá được xem là một trong những thức quà ăn chơi có thể thưởng thức vào bất cứ lúc nào : điểm tâm sáng, ăn trưa hay khi bụng réo rắt lúc xế chiều cũng đều ngon cả. Với hương vị mặn mòi rất riêng, thực khách có thể từ từ thưởng thức để cảm nhận hết được hương vị của nắng, của gió, của biển khơi nhuốm trọn trong món ăn dân dã này.
(Nguồn: Báo Lao Động)
Người dân miền Tây Nam Bộ thích khẩu vị ngọt, béo của nước cốt dừa, từ đó họ chế biến ra món bánh canh hến nước cốt dừa hay chè bánh canh (bánh canh ngọt). Hay người miền Trung tận dụng nguồn cá biển phong phú để nấu món bánh canh chả cá đặc trưng. Những món ấy tùy theo mỗi vùng miền sẽ được người nấu cải biên lại để phù hợp với khẩu vị của địa phương.
Bánh canh Trảng Bàng (Tây Ninh)
Đây được xem là món ăn đặc sản và nổi bật nhất cùng vùng đất Tây Ninh. Món bánh canh này được chế biến rất công phu, bột để làm nên sợi bánh chính là bột gạo nhưng phải là gạo Nàng thơm hay gạo Nàng đào thì mới đúng hương vị và thơm ngon.
Một tô bánh canh Trảng Bàng sẽ có các hương vị cay của ớt, tiêu, vị thơm của hành, vị ngọt và béo của thịt cộng với độ dai nhưng lại mềm của sợi bánh canh. Và một thứ không thể thiếu đó chính là vị đậm đà của nước nắm chấm.
Bánh canh chả cá Vũng Tàu
Với vùng biển Vũng Tàu thì bánh canh chả cá có lẽ là món ăn mang đậm hương vị của biển nhiều nhất. Sợi bánh canh mềm ăn cùng với chả cá chiên và chấm nước mắm nhĩ sẽ cho bạn sự cảm nhận tuyệt vời và chắc hẳn sẽ phải ăn hai tô một lúc đấy.
Ngoài ra còn rất nhiều món bánh canh thơm ngon, quyến rũ khác như bánh canh cá lóc, bánh canh ghẹ … đang chờ bạn khám phá và thưởng thức.
Bánh canh mực
Bánh canh mực gây ấn tượng với thực khách với nước dùng hơi sệt, có màu vàng nhạt, cọng bánh trong veo được đặt làm riêng và những miếng mực một nắng trắng, dày cho cảm giác giai mềm.
Bánh canh bò viên
Bò viên trong món bánh canh thường được làm thành những viên to và cứ thế bán cho khách. Khi ăn thực khách thường cắt nhỏ miếng bò viên, khi ăn những miến bò viên có cảm giác nóng hổi và thơm lừng.
Bánh canh chả cá, bánh canh giò heo,… – đây có lẽ là những món ăn dân dã, quen thuộc với rất nhiều người Việt Nam. Những sợi bánh canh to cùng với nước dùng được hầm từ xương, củ cải cộng với một vài loại rau gia vị sẽ cho bạn trải nghiệm hương vị thật thú vị. Tuy nhiên bạn có biết được hết tại Việt Nam có bao nhiêu món bánh canh được chế biến khác nhau hay không?
Bánh canh Nam Phổ
Huế là nơi có nền ẩm thực đa dạng và phong phú nhất, bên cạnh những món ăn cung đình thì bánh canh Nam Phổ cũng là món ăn đặc sắc của vùng đất Vua chúa này. Món bánh canh này có đặc điểm là nước lèo sền sệt với màu đỏ cam của gạch tôm và cua.
Bánh canh cua Huế
Món ăn này vô cùng hấp dẫn bởi hương vị thơm ngon, hấp dẫn trong từng ngụm nước. Bánh canh cua thì chắc hẳn là phải nấu với cua rồi, nước dùng sẽ nấu với xương ống để cho vị ngọt, thanh và thơm, thịt cua được xào thơm cho vào nước dùng và kèm với thịt viên.
Bánh canh chả cá
Bánh canh chả cá là món ăn phổ biến ở các tỉnh Duyên hải miền Trung từ Đà Nẵng kéo dài đến Ninh Thuận. Một bát bánh canh bốc khói, những lát chả chiên vàng ươm trên bề mặt là điểm chung của món ăn này. Chả cá là nguyên liệu chính, làm nên sự hấp dẫn cho món ăn. Tùy vào địa phương, chả cá được làm từ các loại cá khác nhau như cá cờ, cá thu, cá mối, cá chỉ vàng cá nhồng…
Bánh canh hẹ Phú Yên
Bánh canh hẹ Phú Yên gần giống như món banh canh chả cá. Tuy nhiên điểm khác biệt chính là tô bánh canh hẹ được tô điểm với một màu xanh mướt của hẹ phủ kín bề mặt rất đặc trưng
Bánh canh cá lóc
Đây là món ăn phổ biến ở khu vực 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Nguyên liệu chính là cá lóc nhưng tùy vào từng nơi mà món ăn có cách chế biến và hương vị khác nhau làm nên nét đặc trưng riêng của mỗi địa phương.
Các món ăn của Việt Nam rất phong phú và đa dạng với nhiều màu sắc, phong vị khác nhau. Việt Nam có hơn 54 dân tộc, mỗi vùng miền lại có những món ăn đặc trưng rất riêng thể hiện phong cách và con người của vùng đất. Chính điều này đã tạo nên một nền ẩm thực rất đặc biệt và đa dạng. Món bánh canh là một trong những món ăn độc đáo ấy. Tùy theo mỗi vùng miền, người dân sẽ có những cách chế biến khác nhau để phù hợp với khẩu vị của địa phương và dần dần trở thành món đặc trưng của vùng đất đó.
Bánh canh chả cá, bánh canh giò heo,… – đây có lẽ là những món ăn dân dã, quen thuộc với rất nhiều người Việt Nam. Những sợi bánh canh to cùng với nước dùng được hầm từ xương, củ cải cộng với một vài loại rau gia vị sẽ cho bạn trải nghiệm hương vị thật thú vị. Tuy nhiên bạn có biết được hết tại Việt Nam có bao nhiêu món bánh canh được chế biến khác nhau hay không?
Ví dụ như người dân miền Tây Nam Bộ thích khẩu vị ngọt, béo của nước cốt dừa, từ đó họ chế biến ra món bánh canh hến nước cốt dừa hay chè bánh canh (bánh canh ngọt). Hay người miền Trung tận dụng nguồn cá biển phong phú để nấu món bánh canh chả cá đặc trưng. Những món ấy tùy theo mỗi vùng miền sẽ được người nấu cải biên lại để phù hợp với khẩu vị của địa phương.
Quán Lạ xin được giới thiệu một vài món bánh canh đặc biệt ở Việt Nam và cùng các bạn khám phá sự phong phú trong nền ẩm thực của Việt Nam mình trong các bài viết tiếp theo.