Cách thành phố Hồ Chí Minh chỉ 1 tiếng 45 phút, Vũng Tàu là thành phố du lịch và nghỉ dưỡng được nhiều du khách đến nhất ở phía nam. Đến đây du khách không chỉ được hòa mình vào làn nước trong mát của biển xanh, chơi những môn thể thao nước đầy hấp dẫn mà còn được thưởng thức món hải sản và đặc biệt món Bánh canh chả cá nổi tiếng.
Cách làm sợi bánh canh
Cái hấp dẫn của tô bánh canh là ở cái vị nước dùng ngọt đậm đà, sợi bánh canh trắng mịn và nhất là miếng chả cá thơm ngon vừa giòn vừa dai ăn một lần sẽ nhớ mãi. Bánh canh có 3 loại: bánh canh bột gạo, bánh canh bún và bánh canh bột lọc, mỗi loại đều có hương vị đặc sắc riêng biệt.
Cách làm bánh canh bột lọc thì không dùng nilon bóp như bánh canh bột gạo mà cho bột vào một cái nồi đáy rộng, ép bột mỏng ra sau đó đổ nước sôi ngập bột hơn 5cm, đậy lại cho đến khi nguội thì chắt hết nước, dùng tay nhồi lại cho mịn sao cho múc từng ít bột rót xuống thì bột chảy đều, hơi dẻo là được, nếu đặc quá thì phải nhồi thêm với nước sôi. Sau đó, nấu một nồi nước sôi, cho bột vào phễu, rưới tròn đều cho bột chảy vào nồi nước sôi, khi bột trong thì vớt ra thau nước lạnh, rồi để ráo.
Làm sao để chả cá được thơm ngon
Cá để làm chả thường là các loại cá ngon: cá mối, cá thu, cá ảo, cá nhồng, cá chuồn, cá cờ v.v… nhưng ngon nhất để làm chả là cá thu, cá mối, cá ảo. Điều đặc biệt ít người biết đến là nếu làm chả cá từ cá tươi vừa kéo lên sẽ có vị ngọt nhưng không có vị dai, vì vậy thường làm cá tươi cùng với cá để bảo quản trong tủ lạnh 1 ngày để chả cá được độ dai cần thiết.
Chả cá có hai loại chả hấp và chả chiên, có người thích ăn chả chiên vì nó thơm, có người thích ăn chả hấp vì nó ngọt. Dù là chiên hay hấp, chả cá luôn có một vị đặc trưng giống nhau: dai, mềm, ngọt vị cá, đậm đà hơn nếu chấm một chút xíu nước mắm tỏi ớt đậm đặc. Chả cá là nguyên liệu chính của món bánh canh. Cá sau khi đã lóc hết thịt, lấy xương, xương ninh lấy nước, nồi nước ngọt bởi xương cá, nêm gia vị.
Quán ăn sáng tại Vũng Tàu
Còn gì tuyệt vời hơn khi bạn bắt đầu 1 ngày mới với 1 tô bánh tô bánh canh nghi ngút khói, bỏ vào một nhúm chả cá chiên đã xắt thành từng miếng nhỏ, cho vào một ít hành lá, một ít hành củ, rưới thêm tí tiêu, bỏ thêm ít hành phi. Nếu bạn có dịp ghé đến thành phố Vũng Tàu đứng quên thưởng thức 1 tô bánh canh chả cá tại Quán Lạ - nằm gần khu vực vòng xoay Dầu Khí - số 7 Nguyễn Viết Xuân, Phường 8, TP Vũng Tàu
Khắp một dải ven biển miền Trung có biết bao nhiêu loại cá thơm ngon, tươi sống. Những thứ cá tươi ngon, mặn mòi ấy được người dân chế biến làm các loại chả, hầm nước dùng kết hợp với sợi bánh canh tạo nên một hương vị đặc trưng, một món ăn để nhớ để thương của miền nắng gió.
Chả cá miền Trung có tiếng thơm ngon bởi đều được làm từ cá tươi đánh bắt từ biển về không qua tẩm ướp bảo quản. Có bao nhiêu loại cá là có bấy nhiêu hương vị chả cá khác nhau. Có thể kể tới như chả cá thu, cá mối, cá rựa, cá thửng, cá chuồn…vừa thơm, dai, mềm, ngọt đậm đà lại mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cao.
Sự kết hợp giữa chả cá với bánh canh làm nên một món ăn rất đặc biệt khiến cho ai ăn một lần cũng khó lòng quên bởi thứ nước dùng không phải là hầm từ xương heo mà được chế biến hoàn toàn từ cá có vị ngọt đậm đà, thứ chả chiên hay hấp dậy mùi và sợ bánh canh vừa to, vừa dày, vừa dai. Một bát chả cá bánh canh khói bốc nghi ngút, ruộm mấy miếng chả màu vàng rói, một ít hành lá xắt nhỏ, hành củ chẻ sợi, rắc ít tiêu nhìn vô cùng hấp dẫn khiến nhìn đã muốn xì xụp.
Với món bánh canh chả cá, pha chế nước dùng là vô cùng quan trọng. Cá biển sau khi đã lóc hết thịt, lấy xương, đem giã nhuyễn xương nấu lấy nước, nồi nước ngọt bởi xương cá, nêm gia vị sao cho vừa ăn đậm đà. Phần thịt cá để chế biến chả, có thể là chả cá hấp hay chả cá chiên, người nghiện mùi thơm đặc biệt thường thích chả cá chiên, người khoái vị ngọt của thịt thường chọn chả cá hấp. Với cả hai loại chả này đều luôn dai, mềm và thơm ngọt.
Để làm chả cá cũng ngốn nhiều công nhưng không cầu kỳ chỉ cần tỷ mẩn và khéo léo làm sạch cá và lọc lấy thịt không dính xương. Đem thịt cá giã nhuyễn tẩm ướt hành, tỏi, hạt tiêu, thì là, gia vị…rồi quyết thật nhuyễn vào nhau, càng nhuyễn thì thịt càng dai, miếng chả càng đậm đà. Thứ thịt giã nhuyễn sẽ được vê lại thành hình tròn để chiên mỡ hoặc hấp chín. Nếu chiên, phải cho dầu ngập chả, để lớp vỏ ngoài rộ lên màu vàng ươm, còn chả hấp thì đến khi gần chín đập vào lòng đỏ trứng gà cho bề mặt có màu vàng trông hấp dẫn hơn.
Một bát bánh canh chả cá được múc ra trong vắt với những sợi bánh canh thanh mảnh, điểm thêm màu vàng của những miếng chả cá chiên, cộng thêm màu xanh của hành ngò, mùi tiêu bốc lên thơm phức, khi ăn có thể vắt một miếng chanh, thêm một ít nước mắm dầm ớt cho đậm đà. Khi ăn phải dùng nóng mới ngon, và phải ăn từ từ mới cảm nhận được cái vị ngọt của cá, mùi cay nồng của tiêu, vị đậm đà của nước dùng chế biến hoàn toàn từ cá tươi sống, cộng thêm những miếng chả cá dai dai mà dẻo…tạo nên một hương vị bánh canh chả cá rất tuyệt.
Bánh canh chả cá được xem là một trong những thức quà ăn chơi có thể thưởng thức vào bất cứ lúc nào : điểm tâm sáng, ăn trưa hay khi bụng réo rắt lúc xế chiều cũng đều ngon cả. Với hương vị mặn mòi rất riêng, thực khách có thể từ từ thưởng thức để cảm nhận hết được hương vị của nắng, của gió, của biển khơi nhuốm trọn trong món ăn dân dã này.
(Nguồn: Báo Lao Động)
Tùy vào khẩu vị và sở thích của mỗi người mà có thể lựa chọn và yêu thích 1 loại bánh canh cho riêng mình. Trong đó mỗi loại bánh canh lại được người chế biến thành nhiều món bánh canh cực hấp dẫn và mang đậm tính cá nhân. Góp phần hình thành nên những thương hiệu lâu đời và còn lưu giữ cho đến ngày nay và mai sau.
Bánh canh bột lọc
Bánh canh bột lọc được làm từ bột nhào từ bột sắn lọc khô hoặc bột năng khô và bột gạo (nếu bạn muốn sợi bột dai nhiều thì dùng ít hoặc không dùng bột gạo). Sợi bánh canh bột lọc thường trong và có độ dai tự nhiên nhất định. Độ dai của bánh canh tùy theo công thức và cách nhào bột của từng người. Món bánh canh bột lọc nấu cua/nghẹ là một trong những món ăn nổi tiếng của người dân Sài Gòn. Bên cạnh đó, các bạn nên 1 lần thử món bánh canh bột lọc chả cá Vũng Tàu tại Quán Lạ.
Bánh canh bột gạo
Bánh canh bột gạo được làm bằng bột gạo không trộn với bột lọc. Bánh canh bột gạo thường có sợi trắng, không trong như sợi bánh canh bột lọc Muốn sợi bánh canh ngon phải chọn loại gạo ngon để chế biến, gạo phải vo với nước nhiều lần cho đến khi nước vo gạo trong vắt, đem gạo đi xay thành bột mịn. Sau đó nhồi bột thật đều cho đến khi thành 1 khối bột dẻo, rồi cho vào khuôn ép để cho ra những sợi dài. Bí quyết khi chọn bột và khi nhồi sẽ cho ra sợi bánh canh sẽ không bị gãy nát bở, không bị đục màu, có thể để lâu mà không bị thiu.
Bánh canh bột xắt
Sở dĩ có tên gọi bánh canh bộ xắt vì để làm bột bánh canh người ta sẽ dùng bột gạo, nhào nặn theo công thức riêng của từng người. Thông thường người ta sẽ vo gạo sạch, ngâm mềm, đem xay thành bột nước, rồi cho vào túi vải đăng cho thật ráo nước. Bóp bột đã đăng ra mâm, dùng nước thật sôi rưới đều lên bột (gọi là sú bột), nhồi bột thật đều tay, sao cho bột sú không được khô cũng không được nhão. Sau đó, ngắt từng cục bột nhỏ vừa đủ để có thể cán dẹp dán vào thành chai thủy tinh. Người nấu vừa cầm cổ chai, vừa lăn vòng chai, vừa đưa lưỡi dao bén ngót xắt đứt từng miếng bột gạo thành sợi rơi vào nồi nước đun sôi, chú ý tay xắt phải thật đều thì sợi bánh mới ngon và đẹp.
Người dân miền Tây Nam Bộ thích khẩu vị ngọt, béo của nước cốt dừa, từ đó họ chế biến ra món bánh canh hến nước cốt dừa hay chè bánh canh (bánh canh ngọt). Hay người miền Trung tận dụng nguồn cá biển phong phú để nấu món bánh canh chả cá đặc trưng. Những món ấy tùy theo mỗi vùng miền sẽ được người nấu cải biên lại để phù hợp với khẩu vị của địa phương.
Bánh canh Trảng Bàng (Tây Ninh)
Đây được xem là món ăn đặc sản và nổi bật nhất cùng vùng đất Tây Ninh. Món bánh canh này được chế biến rất công phu, bột để làm nên sợi bánh chính là bột gạo nhưng phải là gạo Nàng thơm hay gạo Nàng đào thì mới đúng hương vị và thơm ngon.
Một tô bánh canh Trảng Bàng sẽ có các hương vị cay của ớt, tiêu, vị thơm của hành, vị ngọt và béo của thịt cộng với độ dai nhưng lại mềm của sợi bánh canh. Và một thứ không thể thiếu đó chính là vị đậm đà của nước nắm chấm.
Bánh canh chả cá Vũng Tàu
Với vùng biển Vũng Tàu thì bánh canh chả cá có lẽ là món ăn mang đậm hương vị của biển nhiều nhất. Sợi bánh canh mềm ăn cùng với chả cá chiên và chấm nước mắm nhĩ sẽ cho bạn sự cảm nhận tuyệt vời và chắc hẳn sẽ phải ăn hai tô một lúc đấy.
Ngoài ra còn rất nhiều món bánh canh thơm ngon, quyến rũ khác như bánh canh cá lóc, bánh canh ghẹ … đang chờ bạn khám phá và thưởng thức.
Bánh canh mực
Bánh canh mực gây ấn tượng với thực khách với nước dùng hơi sệt, có màu vàng nhạt, cọng bánh trong veo được đặt làm riêng và những miếng mực một nắng trắng, dày cho cảm giác giai mềm.
Bánh canh bò viên
Bò viên trong món bánh canh thường được làm thành những viên to và cứ thế bán cho khách. Khi ăn thực khách thường cắt nhỏ miếng bò viên, khi ăn những miến bò viên có cảm giác nóng hổi và thơm lừng.
Bánh canh chả cá, bánh canh giò heo,… – đây có lẽ là những món ăn dân dã, quen thuộc với rất nhiều người Việt Nam. Những sợi bánh canh to cùng với nước dùng được hầm từ xương, củ cải cộng với một vài loại rau gia vị sẽ cho bạn trải nghiệm hương vị thật thú vị. Tuy nhiên bạn có biết được hết tại Việt Nam có bao nhiêu món bánh canh được chế biến khác nhau hay không?
Bánh canh Nam Phổ
Huế là nơi có nền ẩm thực đa dạng và phong phú nhất, bên cạnh những món ăn cung đình thì bánh canh Nam Phổ cũng là món ăn đặc sắc của vùng đất Vua chúa này. Món bánh canh này có đặc điểm là nước lèo sền sệt với màu đỏ cam của gạch tôm và cua.
Bánh canh cua Huế
Món ăn này vô cùng hấp dẫn bởi hương vị thơm ngon, hấp dẫn trong từng ngụm nước. Bánh canh cua thì chắc hẳn là phải nấu với cua rồi, nước dùng sẽ nấu với xương ống để cho vị ngọt, thanh và thơm, thịt cua được xào thơm cho vào nước dùng và kèm với thịt viên.
Bánh canh chả cá
Bánh canh chả cá là món ăn phổ biến ở các tỉnh Duyên hải miền Trung từ Đà Nẵng kéo dài đến Ninh Thuận. Một bát bánh canh bốc khói, những lát chả chiên vàng ươm trên bề mặt là điểm chung của món ăn này. Chả cá là nguyên liệu chính, làm nên sự hấp dẫn cho món ăn. Tùy vào địa phương, chả cá được làm từ các loại cá khác nhau như cá cờ, cá thu, cá mối, cá chỉ vàng cá nhồng…
Bánh canh hẹ Phú Yên
Bánh canh hẹ Phú Yên gần giống như món banh canh chả cá. Tuy nhiên điểm khác biệt chính là tô bánh canh hẹ được tô điểm với một màu xanh mướt của hẹ phủ kín bề mặt rất đặc trưng
Bánh canh cá lóc
Đây là món ăn phổ biến ở khu vực 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Nguyên liệu chính là cá lóc nhưng tùy vào từng nơi mà món ăn có cách chế biến và hương vị khác nhau làm nên nét đặc trưng riêng của mỗi địa phương.
Nếu có dịp về miền Tây thì bạn đừng quên thưởng thức những món canh nơi này, có rất nhiều món canh như bánh canh vịt, bánh canh tôm nước cốt dừa, bánh canh ghẹ … chắc chắn bạn sẽ có một niệm thú vị.
Bánh canh vịt Tiền Giang
Đây là niềm tự hào của người dân đất Cai Lậy (Tiền Giang). Thành phần chính của món ăn là thịt vịt cỏ, vốn được thả rong trên nhưng cánh đồng bạt ngàn ở miền Tây, nên thịt săn chắc, ngọt và không có mỡ. Vịt sau khi làm sạch, được chà xát qua với rượu và gừng trước khi luộc chín. Nước luộc vịt được đun sôi, nêm lại gia vị vừa ăn để làm nước dùng.
Món ăn không có gì đặc biệt với sợi bánh to, thịt vịt thái lát cùng nước dùng trong vắt. Đơn giản là thế, nhưng chỉ khi thưởng thức, thực khách mới có thể cảm nhận được hết cái vị thanh ngọt của nước dùng, thịt vịt mềm ngọt đậm đà rất vừa miệng.
Bánh canh giò heo
Bánh canh giò heo là món ăn rất đặc trưng và phổ biến ở vùng đất Nam Bộ vì đơn giản, dễ nấu, dễ ăn và ngon miệng. Món ăn với sợi bánh canh trong suốt của người miền Nam, một khoanh giò, dăm lát thịt luộc cùng chén nước chấm ăn kèm.
Cái làm nên sức hấp dẫn cho món ăn này của người miền Tây chính là những khoanh giò to đùng, béo ngậy. Những miếng giò vừa to, thịt mềm nhưng không bở và vẫn có vị ngọt thịt rất tự nhiên. Bên cạnh đó, nước dùng phải được nấu từ nước hầm xương để có vị ngọt thanh đặc trưng của xương chứ không phải cái ngọt gắt của gia vị. Rất phổ biến nên du khách có thể thưởng thức món ăn này ở bất cứ tỉnh nào của miền Tây Nam Bộ.
Bánh canh bột xắt miền Tây
Hầu như các loại bánh canh đều được làm từ bột gạo và bánh canh bột xắt của miền Tây sông nước cũng vậy. Bánh canh bột xắt sẽ được nấu cùng với thịt và huyết vị, không giống với các loại bánh canh khác là nấu cùng thịt heo hay tôm cua. Món này khi ăn sẽ chấm cùng mắm gừng và có hương vị gần như bún hay cháo vịt.
Bánh canh tôm nước cốt dừa
Bánh canh tôm nước cốt dừa có thành phần chính là sợi bánh, tôm và nước cốt dừa. Tôm tươi được người bán mua về, lột vỏ, bỏ chỉ đen và dùng dao đập dẹp. Sau đó bắc chảo dầu nóng, cho tôm vào cùng một ít gia vị, đảo đều đến khi tôm vừa chín thì tắt bếp. Khi chế biến món ăn này, người bán cho sợi bánh làm từ bột gạo vào đun sôi, khi gần chín cho tôm đã làm sẵn vào, sau đó cho nước cốt dừa vào và nêm gia vị cho vừa ăn.
Bát bánh canh tôm nước cốt dừa đầy màu sắc với màu trắng của sợi bánh canh, màu trắng đục hơi sệt của nước dùng, màu hồng của tôm điểm xuyết sắc xanh của hành lá trông thật bắt mắt. Mặc dù được nấu chung với nước cốt dừa, có vị béo nhưng lại không gây cảm giác ngấy cho người ăn.
Bánh canh ghẹ
Địa phương nổi tiếng nhất khi nhắc đến món ăn này là Hà Tiên. Những con ghẹ xanh tươi ngon của vùng biển Hà Tiên đã tạo nên thương hiệu cho món bánh canh xứ biển này. Ghẹ phải là loại tươi ngon mới được đánh bắt lên, sau đó luộc chín, để nguyên con hoặc cắt đôi tùy theo ý thích của người ăn.
Ngoài thành phần chính là ghẹ, trong món ăn còn có chả tôm, tiết lợn, nấm cùng với nước lèo được nấu sánh và rất đậm đà. Bát bánh canh thơm ngon khi được chan với nước dùng nấu từ gạch của ghẹ nên rất sánh, thơm và có vị ngọt thanh của ghẹ. Bên cạnh đó, chén muối tiêu chanh ăn kèm càng làm cho món ăn trở nên ngon miệng và đậm đà hơn.
Chè bánh canh (bánh canh ngọt)
Bánh canh không chỉ dùng nấu với tôm, cua, thịt - ở vùng nông thôn miền Tây, bánh canh còn được nấu ngọt và ăn như chè. Chè bánh canh nấu tương đối đơn giản. Cho đường thẻ đã bẻ nhỏ vào nồi nước và nấu cho tới khi đường tan hết. Giữ lửa cho nồi nước đường sôi mạnh, đều rồi bỏ bột bánh canh vào, nấu cho đến khi bột chín trong là được, cho thêm chút vani vào để có mùi thơm. Chè bánh canh nếu yếu lửa thì nồi chè sẽ bị vón cục, không ngon. Khi dùng, múc bánh canh ra chén, chế thêm nước cốt dừa, rắc mè lên cho thơm.
Bánh canh hến nước cốt dừa
Món ăn “ngọt mặn” độc đáo mà chỉ có thể ở xứ dừa Bến Tre người ta mới nghĩ ra.
Các món ăn của Việt Nam rất phong phú và đa dạng với nhiều màu sắc, phong vị khác nhau. Việt Nam có hơn 54 dân tộc, mỗi vùng miền lại có những món ăn đặc trưng rất riêng thể hiện phong cách và con người của vùng đất. Chính điều này đã tạo nên một nền ẩm thực rất đặc biệt và đa dạng. Món bánh canh là một trong những món ăn độc đáo ấy. Tùy theo mỗi vùng miền, người dân sẽ có những cách chế biến khác nhau để phù hợp với khẩu vị của địa phương và dần dần trở thành món đặc trưng của vùng đất đó.
Bánh canh chả cá, bánh canh giò heo,… – đây có lẽ là những món ăn dân dã, quen thuộc với rất nhiều người Việt Nam. Những sợi bánh canh to cùng với nước dùng được hầm từ xương, củ cải cộng với một vài loại rau gia vị sẽ cho bạn trải nghiệm hương vị thật thú vị. Tuy nhiên bạn có biết được hết tại Việt Nam có bao nhiêu món bánh canh được chế biến khác nhau hay không?
Ví dụ như người dân miền Tây Nam Bộ thích khẩu vị ngọt, béo của nước cốt dừa, từ đó họ chế biến ra món bánh canh hến nước cốt dừa hay chè bánh canh (bánh canh ngọt). Hay người miền Trung tận dụng nguồn cá biển phong phú để nấu món bánh canh chả cá đặc trưng. Những món ấy tùy theo mỗi vùng miền sẽ được người nấu cải biên lại để phù hợp với khẩu vị của địa phương.
Quán Lạ xin được giới thiệu một vài món bánh canh đặc biệt ở Việt Nam và cùng các bạn khám phá sự phong phú trong nền ẩm thực của Việt Nam mình trong các bài viết tiếp theo.