Bánh canh chả cá từ lâu được xem là đặc sản tại các tỉnh miền Trung như Nha Trang, Quy Nhơn hay Phan Thiết. Đối với các fan ẩm thực tại Sài Gòn, để thưởng thức 1 tô bánh canh chả cá đúng chất nhưng ngại đi quá xa thì phải làm sao? Đừng lo, chỉ cần di chuyển về thành phố biển Vũng Tàu là đã có thể thưởng thức món bánh canh chả cá - một trong những món ăn hết sức nổi tiếng ở Thành phố biển Vũng Tàu. Khách du lịch đến đây hầu như cũng phải ăn qua món bánh canh này một lần. Tuy là một món ăn dân giã nhưng bánh canh chả cá đã trở thành một đặc sản được nhiều người biết đến.
Bánh canh chả cá là món ngon và rất dân dã tại Vũng Tàu. Món ăn này hiện xuất hiện ở nhiều nơi, nhưng tô bánh canh chả cá Vũng Tàu luôn có một vị rất riêng. Một tô bánh canh ngon không chỉ có thứ nước lèo ngon ngọt thôi là đủ mà còn phải phụ thuộc vào những miếng chả cá dai mềm, thơm ngon. Chả cá được làm từ các loại cá tươi sống sẽ đem đến cho tô bánh canh hương vị thơm ngon và hấp dẫn hơn.
Các nguyên liệu chính để có một tô bánh canh chả cá gồm: Bánh canh, chả cá và các nguyên liệu kèm thêm gồm hành, tương ớt, nước mắm, ớt, hành phi và chanh. Cá dùng làm chả cá thường là các loại: cá thu, cá mối, cá rựa, cá cờ, cá nhồng, cá chuồn… Đối với chả cá, trước tiên cá tươi sẽ được rửa sạch và nạo lấy thịt. Sau đó, sẽ bỏ thịt cá vừa nạo vào cối, nêm thêm các loại gia vị cùng với hành, tỏi, tiêu, ớt rồi trộn thật kỹ. Khi đã trộn đều sẽ vê lại thành miếng đem chiên.
Bánh canh chả cá là một trong các món ăn sáng bình dân quen thuộc của người Vũng Tàu. Đối với khách du lịch khi có dịp đến Vũng Tàu, ai cũng muốn thử được ăn một lần món này tại Quán Lạ. Bánh canh ở đây là loại bánh canh bột lọc. Bánh canh bột lọc làm bằng bột mì hoặc bột năng, thường được nấu với chả cá và giò heo. Một số nơi còn nấu bánh canh bột lọc với cua. So với bánh canh bột gạo, bánh canh bột lọc có độ trong và dai hơn nên khi ăn có cảm giác đỡ ngán hơn sợi bánh canh bột gạo 100%.
Món bánh canh bột lọc chả cá Vũng Tàu luôn có một vị rất riêng. Tô bánh canh ngon không chỉ có thứ nước dùng ngon ngọt thôi là đủ mà còn phải có những miếng chả cá dai dài, ngon ngọt. Chả cá được làm từ 2 loại cá chính là thu ảo và cá rựa, sau khi quết sẽ được chiên chín cho vào tô bánh canh hương để có vị thơm ngon và hấp dẫn. Khi có khách gọi, chủ quán sẽ chần qua sợi bánh canh mới cho vào bát nước dùng nghi ngút khói, cho vài lát chả cá chiên vào, thêm hành ngò, hành phi, tiêu, có thể vắt vào ít chanh, mắm ớt để bát bánh canh đậm đà hơn.
Chả cá Vũng Tàu có gì đặc biệt?
Chả cá Vũng Tàu được làm từ cá biển tươi. Cá tươi nạo lấy thịt bỏ xương ra, rồi cùng tỏi, tiêu, hành xách nhỏ và gia vị đem vào cối quết đều thật nhuyễn. Công đoạn quết chả phải làm thật thuần thục, càng nhuyễn thì chả cá sau khi chiên sẽ càng dai. Đặc biệt, giai đoạn cuối thì phải quết bằng tay thì chả cá mới có được độ dai giòn. Chả cá sau khi chiên chín thì phải bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, chỉ nên sử dụng trong vòng 1-2 ngày để giữ độ dai tự nhiên và ngọt thanh của cá.
Khi làm chả cá, người ta thường dùng cá mối, cá thu ảo, cá đỏ củ, cá rựa, cá nhồng, cá chai… Nhưng chả cá chiên ngon nhất làm từ cá thu ảo kết hợp với cá rựa. Khi ăn chả luôn có đặc trưng là dai, mềm và ngọt vị cá. Ăn một miếng bánh canh kèm theo miếng chả cá chiên vàng, thơm phức thực khách sẽ cảm nhận được sự hòa quyện. Dù là khách địa phương hay khách du lịch, ai đã từng ăn tô bánh canh chả cá của Quán Lạ đều muốn quay trở lại cùng với bạn bè hay người thân.
Bên cạnh món Bánh canh bột lọc, Chả cá Vũng Tàu có thể được dùng để nấu rất nhiều món đặc sản thơm ngon cho gia đình như: bánh canh, bún chả cá, mì quảng (chả cá chiên), chả cá nướng xả, chả cá xào chua ngọt, rau má trộn chả cá…
Chả cá là món ăn dân dã và quen thuộc với nhiều người. Ở Vũng Tàu - vùng đất với 3 mặt tiếp giáp biển, được thiên nhiên ưu đãi với nguồn cá tươi đa dạng, vô tận được dùng để chế biến món chả cá. Từ lâu, món đặc sản miền biển Vũng Tàu này đã được nhiều người biết đến , được khách du lịch tìm mua làm quà. Bạn có biết rằng món đặc sản “chả cá” đã từng được đưa vào đề cử tham gia vào hành trình tìm kiếm Những Đặc Sản Việt Nam trong năm 2013.
Cách làm món Chả Cá Vũng Tàu
Để làm ra những miếng chả cá tươi ngon, người làm phải dậy từ rất sớm, vào khoảng 3 hoặc 4 giờ sáng, để tìm đến tận bến ghe, vựa cá và chọn mua những con cá chắc thịt nhất. Ngày nay, món chả cá được nhiều người biết đến là chả cá thu, cá thác lác.. Bên cạnh đó, những loại cá lớn nhỏ khác như cá rựa, cá măng cũng được dùng làm nguyên liệu để chế biến mà chất lượng thành phẩm cũng không hề kém cạnh so với chả cá thu hay chả cá thác lác.
Sau khi bỏ đầu và ruột, cá được rửa sạch, tách làm đôi theo chiều dọc, để vào rổ cho ráo nước, sau đó dùng một chiếc muỗng sắt nạo lấy phần thịt của cá, loại bỏ xương sống và xương dăm. Giai đoạn này tốn nhiều công sức, đòi hỏi kinh nghiệm và quyết định đến chất lượng của chả cá vì chỉ cần một chiếc xương cá nhỏ lẫn trong thịt cá thì khi ăn sẽ có cảm giác bị sượng và món ăn sẽ bị thực khách đánh giá là không ngon.
Làm sao để Chả Cá có độ dai
Phần thịt của cá sau khi nạo được đưa vào máy xay, rồi đưa ra trộn đều với gia vị, gồm: muối, đường, tiêu, bột ngọt. Hạt tiêu không phải xay nhỏ mà chỉ cần cho vỡ làm 2-3 mảnh để khi ra thành phẩm, người dùng vẫn có thể cảm nhận được vị cay cay tê tê nơi đầu lưỡi khi thưởng thức. Sau đó chả cá phải được nhồi và giã lại để cho chả cá có độ dai khi ăn, chả cá ngon hay không chính là nhờ bí quyết của người làm lúc này.
Chả Cá - món ăn dân dã dành cho bữa tiệc sang trọng
Cuối cùng, chả cá tươi được đem đi trữ trong tủ lạnh (có thể dùng ngon trong từ 2 đến 3 ngày) hoặc đem đi chiên để trữ lâu hơn (đảm bảo từ 5-7 ngày mà không ảnh hưởng đến chất lượng). Khi chiên chả cá, chảo phải đầy dầu và để lửa nhỏ riu riu cho miếng chả chín đều từ ngoài vào trong. Lúc mới cho vào chảo dầu nóng, chả cá nở to như những chiếc bánh phồng. Khi nguội thì xẹp lại, có màu vàng ươm, ăn thấy cảm giác mềm, dai từ lớp vỏ bên ngoài, hòa quyện với vị cay cay, giòn sần sật từ hạt tiêu và cá bên trong. Chả cá sống được dùng trong nhiều món ăn như: lẩu, phá lấu, các món canh… Còn chả cá chiên có thể để ăn kèm bún, bánh canh (tìm hiểu thêm về món Bánh Canh Chả Cá Vũng Tàu), bánh mỳ…
Chả cá là món ăn dân dã, mang đậm hương vị của miền biển. Ngày nay, chả cá Vũng Tàu đã có mặt trên bàn tiệc của các nhà hàng, quán ăn lớn ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam. Không những thế, món ăn chả cá dân dã này còn theo chân Việt kiều đi đến nhiều đất nước trên thế giới trong mỗi lần họ về thăm quê.
Du khách khi đến với thành phố biển Vũng Tàu hầu như phải ít nhất một lần thử qua món bánh canh chả cá Vũng Tàu nổi tiếng. Nói đến Vũng Tàu là nói đến hải sản, cá tươi ngon - tuy nhiên chả cá ở đây được làm từ bí quyết chọn và quết cá.
Mặc dù ngon và đầy đủ dinh dưỡng nhưng giá cả của món ăn này lại không hề mắc, phù hợp với mọi tầng lớp du khách và những thực khách tại địa phương. Bên cạnh đó, mỗi tô bánh canh chả cá còn mang đậm nét văn hóa ẩm thực địa phương, từ cách chế biến đến cách thưởng thức, tất cả đều toát lên sự mộc mạc, giản dị nhưng không kém phần tinh tế.
Đây không chỉ là một món ăn, mà còn là một phần của linh hồn Vũng Tàu, một điểm đến không thể bỏ qua trong hành trình khám phá ẩm thực Việt Nam.
Có dịp ghé thăm thành phố biển Vũng Tàu, quý khách hãy ghé đến quán của chúng tôi - Quán Lạ, số 7 Nguyễn Viết Xuân, Phường 8, Tp Vũng Tàu (gần nhà thờ giáo xứ Hải An - Gioan Baotixita). Hiện tại quán chúng tôi mở cửa từ 5:30 sáng để phục vụ quý khách. Quán Lạ hiện tại chỉ phục vụ món bánh canh chả cá thu (chả cá do quán tự làm - đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm).